Giống như các loại loa thông thường khác, loa kiểm âm cũng cần bảo quản chúng đúng cách mới có thể duy trì được chất lượng và đảm bảo được các chức năng của loa hoạt động tốt nhất. Bạn đã biết bảo quản loa kiểm âm đúng cách?
Nếu chưa biết bảo quản loa kiểm âm thế nào cho đúng. Theo dõi ngay bài viết này, Akira Trang Studio sẽ hướng dẫn bạn bảo quản loa kiểm âm đúng cách, hiệu quả.
Hạn chế bụi bẩn bám vào loa
Hạn chế bụi bẩn bám vào loa
Bụi bẩn khi bám vào các thiết bị điện tử lâu ngày sẽ làm hạn chế công suất hoạt động của nó. Với loa kiểm âm, bụi bẩn bám vào các mạch điện tử sẽ gây ảnh hưởng và giảm khả năng truyền dẫn rất nhiều. Cho nên, cách tốt nhất để bảo quản loa kiểm âm khỏi bụi bẩn chính là vệ sinh thường xuyên. Khi nào không sử dụng thì cần để loa ở những nơi sạch sẽ, tránh bụi bẩn và sử dụng tấm bạt lớn để phủ kín loa lại.
Lưu ý bảo quản loa kiểm âm: công suất amply và độ nhạy của loa
Khi Amly cung cấp đủ công suất sẽ giúp cho loa kiểm âm hoạt động hiệu quả nhất. Dẫu vậy, trong nhiều trường hợp, để tiết kiệm chi phí và tận dụng những thiết bị sẵn có. Nhiều người thường sử dụng amly có công suất nhỏ hơn so với công suất tối thiểu cần để loa kiểm âm có thể hoạt động, dẫn tới tình trạng loa “đói công suất”.
Nhất là khi sử dụng những loại loa kiểm âm giá rẻ có độ nhạy thấp, loa sẽ phải “căng sức” vận hành. Điều này sẽ dẫn đến việc tín hiệu âm thanh mà amply cung cấp cho loa kiểm âm không trọn vẹn, gây ảnh xấu đến loa kiểm âm và khiến nó nhanh hỏng.
Không để quá nhiều loa khiến amply quá tải
Không để nhiều loa khiến amly quá tải
Khi đi kèm với loa, amly sẽ mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất. Cho nên, việc sử dụng amply với công suất đủ, tốt hơn là dư khoảng 20% và trở kháng cao cho loa sẽ giúp bảo vệ loa tốt hơn. Một số người vì muốn tiết kiệm chi phí hay do không đủ kiến thức mà sử dụng amply có công suất nhỏ,. Điều này khiến loa thiếu công suất, phải hoạt động hết công suất để vận hành, gây ảnh xấu đến loa. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ về việc phối ghép amply và loa kiểm âm hợp lý để tránh gây thiệt hại các thiết bị trong dàn âm thanh.
Lưu ý bảo quản loa kiểm âm: đấu nối dây, tránh làm ngắn mạch
Khi sử dụng các thiết bị điện, khi dây nóng và dây nguội chạm vào nhau làm cho dòng điện tăng lên cực đại sẽ gây ra hiện tượng ngắn mạch. Chúng thường xuyên xảy ra trong hệ thống điện dẫn nối với loa kiểm âm và làm hư hỏng các thiết bị bên trong. Điều này sẽ khiến dây dẫn bị chảy, có thể gây hư hỏng thiết bị trong dàn âm thanh.
Ngoài ra, việc rút ra cắm vào jack loa, nếu vô tình làm hai đầu nối chạm vào nhau sẽ dẫn đến hiện tượng ngắn mạch, làm hỏng cả dàn loa chỉ trong tích tắc. Dẫu vậy, các loại amply đời mới hiện nay sẽ thường thiết kế sẵn hệ thống bảo vệ khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch. Vì thế, bạn cần chú ý đến yếu tố này vì chỉ cần xảy ra hiện tượng ngắn mạch trong khoảng vài giây cũng đã đủ để làm hỏng amply của bạn.
Không đặt loa ở nơi độ ẩm cao
Không đặt loa ở nơi có độ ẩm cao
Bảo quản loa kiểm âm đúng cách là không đặt loa ở nơi có độ ẩm cao. Bởi những nơi có độ ẩm cao sẽ là nguyên nhân khiến cho hơi nước tích tụ và bám lên bề mặt của mạch điện.Cho nên, các bạn cần lưu ý đến nơi mình sử dụng loa kiểm âm, nhất là vào mùa mưa khi độ ẩm trong không khí tăng cao. Hãysử dụng các gói chống ẩm rời để bảo quản loa kiểm âm tốt hơn nhé.
Bên cạnh đó, việc loa kiểm âm trong thời gian dài phải tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao, sẽ khiến cho hơi nước tích tụ vào bên trong, thấm vào loa, gây tích điện và ảnh hưởng tới nhiều bộ khác của loa kiểm âm. Vì thế, trước khi quyết định nơi đặt loa kiểm âm trong phòng thu, cần kiểm tra cẩn thận.
Trên đây là một vài gợi ý đơn giản trong cách bảo quản loa kiểm âm mà Akira Trang Studio muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo quản, giữ gìn và tăng độ bền cho loa kiểm âm của mình một cách tối ưu nhất.
Một số loại loa Kiểm âm chất lượng với độ bền cao: LOA KIỂM ÂM MACKIE CR3 LOA KIỂM ÂM MACKIE CR4 LOA KIỂM ÂM PRESONUS ERIS E3.5
Theo dõi AkiraTrang Studio trên Youtube để tìm hiểu thêm kiến thức thú vị về thiết bị thu âm hát livestream nhé cả nhà!