Bạn muốn setup một hệ thống phòng thu âm chuyên nghiệp cho riêng mình và bạn đang thắc mắc cần chuẩn bị những gì?  Mấu chốt nằm ở việc chuẩn bị những thiết bị thu âm chuyên nghiệp chất lượng. Không quá phức tạp, dù bạn là dân chuyên hay không thì chỉ cần có đủ các thiết bị dưới đây là bạn sẽ sở hữu cho mình một phòng thu chuyên nghiệp rồi. Hãy cùng Akira Trang Studio lên danh sách các thiết bị này để bắt tay vào setup phòng thu âm nào!

thiết bị thu âm chuyên nghiệp

 

1. Máy tính và phần mềm chỉnh nhạc (sửa và lọc âm thanh)

Đầu tiên là một thiết bị rất phổ biến, đó là máy tính (PC hay laptop đều được) cần đảm bảo cấu hình (Chip Core i3 trở lên; RAM 4 GB trở lên, tốt nhất là RAM 8 GB sẽ tối ưu nhất; Ổ cứng HDD, có 2 ổ cứng: 1 ổ cứng để cài hệ điều hành và phần mềm chỉnh nhạc, ổ cứng thứ 2 để lưu trữ các thư mục âm thanh). Thường thì phần mềm làm nhạc (DAW) không cần cấu hình máy quá cao, bạn có thể tùy ý lựa chọn phần mềm nào phù hợp nhất để sử dụng.

 

thiết bị thu âm chuyên nghiệp

2. Thiết bị micro thu âm

  • Microphone: là thiết bị rất quan trọng bởi nó quyết định âm thanh đầu vào (nên mua loại Condenser vì nó có độ nhạy âm cao và bắt âm chính xác, phù hợp nếu như bạn muốn thu âm giọng hát hoặc những âm thanh mềm khác). Mỗi loại microphone có ưu điểm khác nhau, đôi khi còn tùy thuộc vào giọng nói của từng người, để có thể lựa chọn cho mình mẫu microphone phù hợp nhất, hãy liên hệ Akira Trang Studio để được hỗ trợ tốt nhất.

Một số sản phẩm microphone tốt được nhiều người ưa thích: Micro thu âm PRESONUS M7, Micro thu âm AKG P120, Micro thu âm TAKSTAR PC-K850

  • Bên cạnh đó, để hỗ trợ lọc âm thanh đầu vào, còn có thiết bị Pop Filter là màng lọc chắn giữa Microphone và người thu âm, thiết bị này giúp giảm những tiếng “phập phù” hoặc hơi âm gió phát ra. Pop Filter cũng có tác dụng ngăn “mưa phùn” khi người hát đang mải mê theo điệu nhạc, tránh microphone bị hơi ẩm làm rỉ sét.

Link tham khảo sản phẩm: Mang lọc thu âm.

3. Preamp – thiết bị thu âm chuyên nghiệp

Preamp là bộ tiền khuếch đại có vai trò rất quan trọng trong một dàn âm thanh. Đây là thiết bị xử lý âm thanh đầu vào từ microphone thu âm, có tác dụng edit EQ giọng hát, compresor cho tín hiệu âm thanh, tăng chất lượng đầu vào nhiều hơn.

4. Loa kiểm âm

Loa kiểm âm hay còn gọi là Loa Monitor được coi là “đôi tai” trong phòng thu âm, không chỉnh sửa hay tăng chất lượng âm bass như loa bình thường, loa kiểm âm có tác dụng thu nhận tín hiệu âm thanh chính xác, nhằm giúp bạn có được đánh giá đúng và điều chỉnh tốt cho âm thanh của mình. Loa kiểm âm được thiết kế để giữ nguyên chất lượng âm thanh gốc dù tốt hay xấu, điều này giúp bạn có thể cải thiện âm thanh bản thu âm theo chiều hướng tốt nhất.

Một số sản phẩm loa kiểm âm tốt nhất hiện nay: Loa kiểm âm MACKIE CR3, Loa kiểm âm MACKIE CR4, Loa kiểm âm PRESONUS ERIS E3.5

 

5. Sound card – thiết bị thu âm chuyên nghiệp

Sound card là thiết bị trung tâm đóng vai trò quan trọng kết nối các thiết bị thu phát âm thanh trực tiếp (microphone, nhạc cụ, loa, máy vi tính…). Bạn cần xác định rõ nhu cầu thu âm của phòng thu, bao gồm: số lượng microphone kết nối, loại cổng kết nối. Hãy tỉnh táo và tránh bị cám dỗ bởi những thiết bị Sound Card trông có vẻ ngoài hiện đại, phức tạp. Lưu ý rằng với cùng 1 giá tiền, sản phẩm nào ít cổng kết nối hơn thường sẽ có chất lượng tốt hơn.

Một số mẫu Sound Card có chất lượng tốt mà bạn nên tham khảo như: Sound card thu âm SOLID STATE LOGIC – SSL2, Sound card thu âm ICON UPOD PRO, Sound card thu âm MKAI H9

  

thiết bị thu âm chuyên nghiệp

6. Bàn MIDI controller, mixer – thiết bị thu âm chuyên nghiệp

Controller, Mixer là thiết bị truyền tải tín hiệu âm thanh cuối cùng chuyển đến Loa kiểm âm. Tại đây, bạn có thể chỉnh sửa và điều hướng âm thanh một cách tinh tế.

Một số sản phẩm tham khảo: Mixer M4 BLUETOOTH, Mixer F4

 

7. Tai nghe (Headphone) kiểm âm

– Tai nghe kiểm âm mang tính năng tương tự như Loa kiểm âm, chuyên dùng để ca sĩ nghe được nhạc nền hoặc âm thanh đầu vào microphone (giọng hát, âm thanh nhạc cụ…) và cũng dành cho người điều chình thiết bị Mixer.

– Lưu ý:
+ Đối với nguồn âm thanh, người hát hoặc chơi nhạc trưc tiếp trước Microphone thu âm, hãy chọn mẫu Closed Headphone Monitor (thường là dạng chụp kín tai ngăn âm thanh lọt ra ngoài).
+ Đối với kỹ thuật viên mix âm thanh, hãy chọn mẫu Open Headphone Monitor vì mẫu tai nghe này sẽ tái tạo tốt “không gian âm thanh” và chi tiết hơn.

Một số mẫu tai nghe kiểm âm chất lượng: Tai nghe kiểm âm TAKSTAR PRO 82, Tai nghe kiểm âm AKG K92, Tai nghe kiểm âm TAKSTAR HD 2000

 

thiết bị thu âm chuyên nghiệp

8. Vật liệu tiêu âm và khuếch tán âm

Một căn phòng bình thường với những bức tường trống xung quanh nếu sử dụng làm phòng thu thì rất dễ xảy ra tình trạng như tiếng bị “um” hoặc bị vang nghe “ong ong”. Như vậy sẽ khó có thể tạo ra một bản thu âm tốt được vì vậy Akira Trang Studio khuyến nghị bạn nên có những vật liệu này cho phòng thu.

Ví dụ: Những chỗ bị “um” hoặc “ong ong” thì có thể đặt vào tấm mút trứng gà (loại mút mềm màu đen hoặc vàng, có gợn sóng lồi lõm như khay đựng trứng dày 3cm hoặc 5cm). Nhưng nếu chỉ nguyên dán mút trứng gà khắp phòng thì âm thanh sẽ bị “bí” nghe mất tự nhiên. Hãy thêm một vài tấm vật liệu cứng (ván gỗ cứng có bề mặt láng, mút xốp cứng…)  đặt xen kẽ vào những tâm mút này để điều tiết âm thanh tốt.

 

Theo dõi AkiraTrang Studio trên Youtube để tìm hiểu thêm kiến thức thú vị về thiết bị thu âm hát livestream nhé cả nhà!