Không cần đầu tư nhiều, không cần phòng thu quá chuyên nghiệp, với thiết bị thu âm tại nhà bạn vẫn có thể sở hữu bản thu âm vô cùng chất lượng không hề thua kém các bản nhạc chuyên nghiệp. Akira Trang Studio sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn thiết bị thu âm tại nhà một cách đơn giản nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và sự chuyên nghiệp khi thu âm.

 

thiết bị thu âm tại nhà
thiết bị thu âm tại nhà

1. Máy tính (PC, laptop) đã cài phần mềm làm nhạc (DAW)

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một máy tính, laptop hay PC đều được. Máy tính này cần đảm bảo cấu hình máy tương đối như:

  • Inter Core i5
  • Ram 4GB trở lên
  • Ổ cứng dung lương lớn để lưu trữ những bản thu.

Sau đó, bạn cần cài phần mềm làm nhạc (được gọi là DAW). DAW không cần cố định, bạn có thể tìm và cài đặt bất cứ phần mềm nào phù hợp với máy tính để có thể kết nối với các thiết bị thu âm tại nhà phía dưới đây.

 

Sound card FOCUSRITE 2I2 GEN3

2. Thiết bị thu âm tại nhà – Sound card

Sound card giúp kết nối thiết bị thu âm – âm thanh đầu vào với đầu ra – máy tính. Thiết bị sound card là một phần rất quan trọng trong việc thu âm, giúp thu nhận âm thanh liên tục đảm bảo chất lượng phát ra từ loa. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại sound card phù hợp, để nhanh nhất hãy liên hệ Akira Trang Studio để được miễn phí tư vấn hỗ trợ.

Một số sản phẩm Sound Card phổ biến nhất hiện nay: Sound card BEHRINGER U-PHORIA UMC22 USB, Sound card FOCUSRITE 2I2 GEN3, Sound card UMC202HD

 

MICRO-AKG-P120-jpg

3. Microphone thu âm

Microphone – Đây là thiết bị giúp bạn thu nhận âm thanh đầu vào như: giọng hát (vocal), đàn piano, guitar, nhạc cụ. Âm thanh đầu vào chính là yếu tố đầu tiên tạo nên một bản thu âm hoành tráng và chất lượng cao, vì vậy microphone là thiết bị cần lựa chọn tỉ mỉ. Hiện nay thị trường có 2 dạng microphone phổ biến nhất:

  • Micro điện động – Dynamic
  • Micro tụ điện – Condenser

3.1 Micro điện động – Dynamic: Sử dụng hiệu ứng từ trường (nam châm) để thay đổi sóng điện âm thanh, là loại microphone có cường độ thu rộng, chuyên dùng để thu âm cho các nhạc cụ có cường độ cao như kèn trompete, trống…

Ưu điểm: độ bền cao và không cần cung cấp nguồn điện để hoạt động, nhỏ gọn.

Nhược điểm: đáp tần yếu khi tần số âm thanh thu vào vượt ngưỡng 10 kHz.

3.2 Micro tụ điện – Condenser: Hoạt động theo nguyên lý chuyển động của màng rung, còn gọi là micro dạng tụ, màng của microphone hoạt động như một mảng tụ điện. Khi màng rung sẽ tạo ra âm thanh ở khoảng cách giữa các mảng.

Ưu điểm: Độ nhạy rất cao và bắt âm chính xác.

Nhược điểm: Chuyên dùng cho thu âm các dạng tín hiệu mềm như giọng hát, guitar…

Micro tụ điện – Condenser thì cần nguồn điện để hoạt động. Nguồn điện của microphone này được gọi là “Phantom Power” hay “+48V”. Các thiết bị thu âm Sound card và Mixer thường có nguồn +48W phù hợp loại micro này. Đây sẽ là lựa chọn nếu như bạn muốn thu âm giọng hát của mình.

Một số sản phẩm Microphone phổ biến nhất hiện nay: MIC THU ÂM ISK AT100, MICRO THU ÂM AKG LYRA – MICRO THU ÂM ĐA ỨNG DỤNG, MICRO AKG P120

 

Tai-nghe-Takstar-HD-2000-kiem-am

4. Tai nghe kiểm âm 

Đây là thiết bị không thể thiếu trong phòng thu âm, dù là phòng thu tại nhà hay chuyên nghiệp. Một chiếc tai nghe kiểm âm chất lượng sẽ giúp bạn nghe được một cách chính xác âm thanh chi tiết của bản mix mà các headphone thông thường đều không thể. Có 2 loại headphone kiểm âm phổ biến dành cho việc thu âm:

  • Closed-Back Headphone: được thiết kế để cách ly tối đa các nguồn âm thanh trong giai đoạn thu âm. Rất tốt trong việc ngăn âm thanh thoát ra ngoài hay lọt vào trong.
  • Open-Back Headphone: được thiết kế để tối ưu chất lượng âm thanh một cách tốt nhất. Song điểm yếu là âm thanh dễ bị lọt ra ngoài, thường dùng để mixing hoặc mastering.

Một số sản phẩm tai nghe kiểm âm phổ biến nhất hiện nay: tai nghe kiểm âm AKG K92, tai nghe kiểm âm M30X, tai nghe kiểm âm TAKSTAR HD 2000

 

Loa Kiểm Âm MACKIE CR3

5. Loa Kiểm Âm – thiết bị thu âm tại nhà  

Loa kiểm âm hay loa monitor là thiết bị cơ bản trong mỗi phòng thu. Tương tự như tai nghe kiểm âm, loa kiểm âm cho bạn chất lượng âm thanh chính xác và trung thực nhất.

Loa kiểm âm được ví như “đôi tai thứ 2” của nhà sản xuất âm nhạc, giúp bạn có thể nghe được âm thanh một cách trung thực mà không bị tác động bởi bất cứ yếu tố khác. Nhờ có loa kiểm âm, bạn có thể biết ngay được bản mix của mình chất lượng thực sự như thế nào để có thể điều chỉnh sao cho phù hợp theo ý muốn.

Một số sản phẩm loa kiểm âm phổ biến nhất hiện nay: Loa kiểm âm MACKIE CR3, Loa kiểm âm MACKIE CR4, Loa kiểm âm PRESONUS ERIS E3.5

 

Ngoài ra, cũng cần có một số trang bị phụ kiện thêm để kết nối các thiết bị với nhau như dây cáp kết nối, chân mic… Theo Akira Trang Studio thì tổng chi phí khoảng 9 triệu là đủ để bạn setup một phòng thu âm chuyên nghiệp tại nhà với chất lượng cao, thỏa sức với đam mê ca hát.

Theo dõi AkiraTrang Studio trên Youtube để tìm hiểu thêm kiến thức thú vị về thiết bị thu âm hát livestream nhé cả nhà!